Bán hàng ngày Tết: Gánh nặng khó lường hay cơ hội lớn?

Những thách thức về nhân sự, chi phí gia tăng và rủi ro tiềm ẩn đòi hỏi các chủ nhà hàng, quán cà phê phải lên kế hoạch kỹ lưỡng khi chọn bán hàng dịp Tết, tránh sự cố không mong muốn vào đầu năm.

Bán hàng ngày Tết: Gánh nặng khó lường hay cơ hội lớn? - Ảnh 1.

Nhân viên Cafe Giảng chụp ảnh cùng ông Lê Hồng Minh, nhà sáng lập VNG và ông Jensen Huang, CEO NVIDIA (thứ ba và thứ tư từ trái sang) - Ảnh: CAFE GIẢNG

Quán cà phê "đau đầu" bán ngày Tết

"Chúng tôi mở cửa phục vụ dịp Tết chủ yếu để chiều khách chứ chưa bao giờ thu được tiền dịp này. Bán không tăng giá, khách cũng không quá đông mà chi phí liên quan như nhân viên, gửi xe cũng cao", đại diện một quán cà phê nói với Tuổi Trẻ Online về kế hoạch bán hàng xuyên Tết năm nay.

Không chỉ với đơn vị này, anh Vũ Khắc Sơn, quản lý thương hiệu

Chủ thương hiệu Like Steak đã phải gánh khoản lỗ lớn trong đợt kinh doanh xuyên Tết những năm qua - Ảnh: LIKE STEAK

Sau một thời gian cầm cự, anh Tùng quyết định đóng cửa cơ sở ven biển để cắt lỗ, tập trung vào chi nhánh đầu tiên.

Năm ngoái, kinh tế suy thoái khiến sức mua giảm sút, đặc biệt trong dịp Tết.

"Các món Âu như bò bít tết, mì Ý có kem, phô mai nhiều nên khá ngán. Kết cục là bán ế", anh Tùng nhớ lại giai đoạn khó khăn.

Nếu nhìn ở khía cạnh tích cực, anh Tùng đã đúng khi quyết định đóng cửa chi nhánh kém hiệu quả và không kinh doanh xuyên Tết, giúp tránh được những khoản lỗ lớn hơn.

Chuỗi nhà hàng lớn chuẩn bị kỹ lưỡng

Anh Trần Đình Huy, chủ sở hữu các chuỗi F&B nổi tiếng như Secret Garden, Somtam Zaap, Bepbo và Góc Cà Phê với tám chi nhánh tại TP.HCM, đã quyết định kinh doanh xuyên Tết năm nay.

Quyết định này xuất phát từ hai lý do chính. Trước tiên, chi phí thuê mặt bằng và nhân viên cao, nếu dừng bán ngày nào sẽ khiến doanh thu không đủ bù đắp chi phí.

Bên cạnh đó, nếu nghỉ, tâm lý đi làm của nhân viên trước và sau khi nghỉ Tết có thể khiến công việc vận hành quán chậm chạp.

Tuy nhiên, kinh doanh xuyên Tết đối diện không ít thách thức.

Đầu tiên là khó tìm được nhân sự dù lương tăng gấp 3-4 lần, đặc biệt các vị trí bếp và nhân viên pha chế.

"Các vị trí này không thể tìm nhân sự mới vì đây là các vị trí đảm bảo hương vị, chất lượng đồ ăn, thức uống" - anh Huy nói.

Ngoài ra, dù tuyển được nhân sự bán thời gian cho các vị trí phục vụ, nhưng có thể họ sẽ không rành cách vận hành và đặc thù tập khách hàng của quán.

Thêm vào đó, trong những ngày Tết, giá nguyên vật liệu tăng cao và khó đảm bảo được sự đều đặn nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Để giải quyết các thách thức trên, anh Huy đã sắp xếp cho các nhân viên được nghỉ lần lượt trước và sau Tết nhằm đảm bảo hệ thống không gặp phải những khó khăn về nhân sự làm Tết.

"Trong ba ngày Tết, khi các nhà cung cấp chưa mở bán thì bên chúng tôi cũng đã có kho trữ để đảm bảo các mặt hàng tươi sống luôn sẵn sàng phục vụ", anh Huy chia sẻ về cách đảm bảo nguyên vật liệu.

Theo ông Hoàng Tùng - nhà sáng lập F&B Investment, khi kinh doanh dịp Tết, chủ cửa hàng cần chọn món phù hợp, ưu tiên các món giúp giải ngấy như bún riêu, bún chả, phở hay bún bò, vốn được thực khách ưa chuộng.

Các quán đồ uống có không gian rộng rãi cũng là lựa chọn tốt cho các buổi gặp gỡ gia đình, bạn bè.

Chủ quán cần nghiên cứu thói quen khách hàng theo từng khu vực và minh bạch trong việc điều chỉnh giá.

Thay vì triển khai các chương trình khuyến mãi, chủ quán có thể tặng khách những bao lì xì nhỏ lấy hên, trị giá 5.000-10.000 đồng, tạo trải nghiệm vui vẻ và ý nghĩa dịp đầu năm.

 Lỗ nặng vì bán món Âu mùa Tết  - Ảnh 6.Nhiều quán cà phê, hàng ăn Hà Nội mở cửa xuyên Tết, không tăng giá, chỉ có phụ thu

Thay vì nghỉ Tết như mọi năm, năm nay nhiều quán cà phê, hàng ăn tại Hà Nội treo biển thông báo bán hàng xuyên Tết và công khai giá bán trong những ngày này.

Link nội dung: https://ketnoidautu.net/ban-hang-ngay-tet-ganh-nang-kho-luong-hay-co-hoi-lon-a53196.html