Theo chuyên gia, những lo ngại rủi ro xoay quanh chính sách của ông Chứng khoán sát Tết, dòng tiền phân tán, nhận diện rủi ro tuần mớiỦy Ban chứng khoán xử phạt nhiều doanh nghiệp vi phạmĐọ thị phần chứng khoán: VPS và VNDirect hao hụt, bất ngờ ở công ty bà Nguyễn Thanh Phượng
Chứng khoán Việt Nam được dự báo ra sao khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ?
20/01/2025 19:50
Tuần này thị trường tài chính quốc tế, trong đó có Việt Nam sẽ hướng sự chú ý tới lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump và lộ trình thực thi những chính sách đề xuất về thuế quan.
Về diễn biến trong nước, tôi kỳ vọng xu hướng phục hồi có thể duy trì trong tuần giao dịch cuối năm Giáp Thìn, nhờ lực đẩy từ mùa công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 4.
Chúng tôi dự báo lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HoSE có thể duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận ròng trên 20% trong quý 4, điều này sẽ giúp cải thiện định giá cổ phiếu và thúc đẩy dòng tiền đầu tư quay trở lại.
Đồng thời áp lực tỉ giá có thể tiếp tục hạ nhiệt và giúp gỡ "nút thắt" tâm lý thị trường. Tuy vậy, cần hạ chế đòn bẩy và margin khi việc giữ trạng thái margin qua Tết âm lịch có thể không phải là sự lựa chọn tối ưu.
Kịch bản với Việt Nam khi ông Trump nhậm chức
* Ông Trương Thái Đạt, giám đốc phân tích Chứng khoán DSC:
- Chúng tôi cho rằng các tác động của chính sách Trump 2.0 sẽ đáng chú ý từ cuối 2025, do thời gian để ban hành chính sách mới tại Mỹ khá dài. Thời gian thường ít nhất từ 6-12 tháng từ ngày bắt đầu điều tra đến khi chính sách được ban hành.
Chúng tôi giả định chính quyền Trump sẽ áp dụng mức thuế suất 60% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và 10-20% đối với các quốc gia không có FTA với Mỹ, bao gồm Việt Nam.
Việt Nam sẽ không phải chịu thêm các mức thuế suất bổ sung, tuy nhiên vì là một trong 5 quốc gia có thặng dư thương mại lớn với Mỹ, quốc gia này có thể yêu cầu Việt Nam tăng cường nhập khẩu các sản phẩm công nghệ và năng lượng nhằm giảm thâm hụt thương mại song phương.
Kịch bản này có xác suất xảy ra cao nhất. Việt Nam trong kịch bản này vẫn sẽ hưởng lợi khi quan hệ thương mại hai bên được duy trì ổn định; xu hướng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam, cũng như có cơ hội tiếp cận nhiều sản phẩm công nghệ và năng lượng từ Mỹ.
Tuy nhiên điểm hạn chế là Việt Nam có thể phải giảm lợi ích từ một số ngành xuất khẩu chủ lực, và áp lực cân bằng thương mại có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.